Xung đột RAM là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục máy tính xung đột RAM

Khi Anh/chị nâng cấp RAM cho máy tính nhưng máy không chạy nhanh hơn mà còn bị chậm đi hay không hoạt động thì rất có thể máy đang bị xung đột RAM. Cùng theo dõi bài viết sau để biết xung đột RAM là gì và cách khắc phục hiện tượng này nhé.

Tìm hiểu về xung đột RAM

Trước hết, Anh/chị cần biết RAM là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên dùng để lưu trữ dữ liệu của các ứng dụng đang mở trên các thiết bị. Sau một thời gian sử dụng, laptop hay PC sẽ bị chậm và nhiều người lựa chọn giải pháp nâng cấp RAM để máy chạy nhanh hơn.

Xung đột RAM là gì?

Xung đột RAM là hiện tượng thiết bị Anh/chị đang dùng bị lỗi sau khi Anh/chị gắn thêm một hay nhiều thanh RAM bên ngoài vào. Các thông số của thanh RAM mới và thanh có sẵn trong máy không giống nhau dẫn đến xung đột.

Tình trạng xung đột RAM thường gặp nhất trên PC hay các loại laptop cho phép người dùng nâng cấp, thay thế các thanh RAM. Thay vào đó, RAM trên điện thoại và tablet là loại cố định, không thể thay thế nên sẽ không có tình trạng này.

Xung đột RAM là hiện tượng máy tính bị lỗi do gắn thêm loại RAM không phù hợp (wikitop.vn)

Dấu hiệu để nhận biết xung đột RAM

Có 4 dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi máy tính bị lỗi xung đột RAM đó là:

  • Sau khi gắn thêm thanh RAM mới, máy không những không chạy nhanh hơn mà còn bị chậm đi rất nhiều.
  • Xuất hiện tình trạng lỗi khi mở các ứng dụng, phần mềm.
  • Khi tắt hay mở máy tính sẽ bị chậm hoặc không mở màn hình được.
  • Máy tính xuất hiện màn hình xanh, đây là tình trạng tệ nhất gặp phải khi xung đột RAM.

Ngay khi gắn thêm các thanh RAM mới và bắt gặp những trường hợp như trên, Anh/chị nên nhanh chóng mở máy ra kiểm tra lại thông số của các thanh RAM để xác định xem chúng đã phù hợp với nhau chưa.

Máy tính bị lỗi màn hình xanh khi bị xung đột RAM (wikitop.vn)

Nguyên nhân dẫn đến xung đột RAM

Xung đột RAM sẽ gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sử dụng máy tính của người dùng. Để có thể biết được chính xác cách giải quyết, Anh/chị cần tìm hiểu rõ nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là gì. Có 4 nguyên nhân chủ yếu sau đây.

Sử dụng RAM có Bus RAM khác nhau

Đầu tiên, để hiểu được Bus RAM là gì, thì Anh/chị cần biết hiện nay có các loại RAM khác nhau gồm: DDR, DDR2, DDR3, DDR4. Bus RAM là tốc độ xử lý của một thanh RAM thuộc các loại này và khi nâng cấp máy tính, Anh/chị sẽ cần quan tâm đến thông số này.

Tình trạng xung đột RAM trên máy tính sẽ có thể xảy ra nếu như Anh/chị lắp thêm một thanh RAM khác mặc dù cùng loại, nhưng thông số Bus RAM của thanh RAM mới không trùng với thanh RAM có sẵn trên máy của Anh/chị.

Sử dụng RAM có Bus RAM khác nhau sẽ gây xung đột (wikitop.vn)

Một ví dụ cụ thể để Anh/chị dễ hình dung hơn. Anh/chị sử dụng 2 thanh RAM cùng là loại DDR3 có Bus RAM lần lượt là 1333Hz và 1600Hz thì khi Anh/chị lắp vào máy, tốc độ Bus RAM đo được thực chất chỉ là 1333Hz mà thôi.

Máy tính bị lỗi do sử dụng RAM có Bus RAM khác nhau là trường hợp thường gặp nhất. Bởi nhiều người dùng thường nghĩ rằng chỉ cần sử dụng cùng một loại RAM là được mà lại quên không kiểm tra thông số tốc độ RAM.

Chú ý kiểm tra thông số Bus RAM để đảm bảo giống với thanh RAM trên máy tính đang dùng (wikitop.vn)

Lựa chọn RAM dung lượng lưu trữ khác biệt

Một nguyên nhân nữa cũng dễ dẫn đến tình trạng xung đột RAM đó là khi Anh/chị gắn thêm một thanh RAM mới nhưng lại có dung lượng dữ trữ khác so với thanh RAM được tích hợp trên laptop hay máy tính để bàn của mình.

Cụ thể, nếu thiết bị của Anh/chị đang dùng loại RAM có dung lượng 4G và Anh/chị gắn thêm một thanh RAM nữa có dung lượng 8GB, thì cho dù Anh/chị có sử dụng cùng một loại RAM (DDR3 hay DDR4) đi chăng nữa cũng sẽ xuất hiện tình trạng xung đột.

Cần sử dụng những loại RAM có dung lượng dự trữ giống nhau khi nâng cấp máy tính (wikitop.vn)

Chọn mua RAM không cùng loại

Hiện nay trên thị trường, chuẩn RAM DDR3 và DDR4 là hai loại được sử dụng phổ biến vì chúng có tốc độ xử lý nhanhdung lượng lưu trữ nhiều, nên đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, không ít người nhầm lẫn các loại RAM này với nhau và dẫn đến gắn nhầm.

Như đã nêu ở trên, dù cho Anh/chị có sử dụng hai thanh RAM cùng loại nhưng thông số tốc độ và dung lượng của chúng khác nhau vẫn có thể gây ra xung đột. Hơn nữa,trường hợp này Anh/chị sử dụng hai thanh RAM khác nhau thì chắc chắn máy tính của Anh/chị sẽ bị lỗi.

Các loại RAM phổ biến hiện nay (wikitop.vn)

Khe cắm RAM bị hư, bị lỏng

Trong trường hợp Anh/chị đã sử dụng các thanh RAM cùng loại và trùng khớp các thông số tốc độ, dung lượng. Nhưng khi gắn vào máy vẫn xuất hiện tình trạng xung đột RAM thì nhiều khả năng khe cắm RAM trên máy tính của Anh/chị đã bị lỏng hoặc bị hư hại.

Không khó tránh khỏi việc những chiếc máy tính sử dụng lâu ngày nên khe cắm bị bám bụi bẩn hoặc do quá trình sử dụng, người dụng vô tình thao tác mạnh tay, khiến cho bộ phận này bị hỏng và không nhận được tín hiệu từ thanh RAM.

Khe cắm bị hỏng sẽ không nhận tín hiệu RAM (wikitop.vn)

Cách khắc phục lỗi xung đột RAM

Sau khi đã nắm rõ được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng xung đột RAM trên máy tính của mình, Anh/chị sẽ dễ dàng khắc phục được những lỗi này một cách dễ dàng hơn. Sau đây, là một số cách khắc phục lỗi xung đột RAM mà Anh/chị có thể tham khảo:

Vệ sinh, kiểm tra khe cắm RAM

Đối với trường hợp Anh/chị đã dùng đúng loại RAM nhưng máy tính vẫn bị lỗi, thì Anh/chị có thể tiến hành vệ sinh và lau chùi khe cắm bằng chổi cọ nhỏ và giấy khô. Lưu ý, tuyệt đối không được dùng khăn ướt để lau vì sẽ làm hỏng các mạch điện tử ở khe cắm.

Sau khi vệ sinh, Anh/chị có thể xác định khe cắm nào bị hỏng bằng cách sử dụng một thanh RAM mới, còn sử dụng bình thường, cắm vào từng khe và khởi động máy tính để kiểm tra. Nếu RAM cắm vào khe nào mà khi bật máy không lên báo lỗi, tức là khe đó đã bị hỏng.

Trong trường hợp các khe cắm RAM bị hỏng, lựa chọn duy nhất là Anh/chị nên đưa thiết bị của mình đến các trung tâm sửa chữa máy tính chất lượng và uy tín để nhờ họ thay thế khe cắm mới.

Anh/chị có thể dùng cọ và giấy khô để vệ sinh khe cắm RAM (wikitop.vn)

Nắm rõ các quy tắc cắm RAM

Quá trình tự mình nâng cấp laptop hay PC, do sơ suất hoặc thiếu kinh nghiệm nên nhiều người đã cắm nhầm loại RAM.. Chính vì thế, Anh/chị cần nắm rõ và tuân thủ chính xác những quy tắc cắm RAM để đảm bảo việc nâng cấp máy tính đạt kết quả như ý.

Dưới đây là một số quy tắc cắm RAM Anh/chị cần biết:

  • Sử dụng hai thanh RAM cùng loại với nhau. Ví dụ, thanh RAM trên máy là loại DDR3 thì thanh RAM mới cũng phải là loại tương tự.
  • Trong đó, chú ý kiểm tra các thông số bus RAM và dung lượng của thanh RAM gắn thêm phải giống với thanh RAM trên máy (2GB, 4GB, 8GB, 16GB hay 32GB)
  • Quá trình cắm RAM cần cắm đúng chiều, nhẹ nhàng để tránh làm hỏng khe cắm.
Cần cắm RAM đúng chiều và nhẹ nhàng tránh làm hỏng khe cắm (wikitop.vn)

Đưa thiết bị tới các trung tâm bảo hành, sửa chữa uy tín

Nếu Anh/chị là người không có kinh nghiệm về lĩnh vực máy tính và không chắc rằng mình đã cắm đúng loại RAM hay chưa, thì tốt nhất Anh/chị nên đưa máy đến các trung tâm sửa chữa thiết bị máy tính để được tư vấn và hỗ trợ.

Anh/chị nên đưa máy tính đến những trung tâm sửa chữa chất lượng để nhờ tư vấn và trợ giúp (wikitop.vn)
Leave A Reply

Your email address will not be published.